Hình ảnh

Quản Lý Chi Tiêu Cá Nhân – Cẩm Nang Sống Dành Cho Sinh Viên

1. Tại sao quản lý chi tiêu cá nhân lại là cẩm nang sống dành cho sinh viên?


Để trả lời câu hỏi này, thì tôi muốn hỏi bạn có bao giờ bạn nghĩ tại sao mình phải quản lý chi tiêu cá nhân? Tiền đó mình tự kiếm được, mình thích làm gì thì làm chứ? Đời người chỉ sống một lần tiết kiệm làm gì? Hay bạn đã tìm cách quản lý nhưng không hiệu quả? Nếu bạn đã từng có những ý nghĩ đó thì bài viết này là dành cho bạn đấy!

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, sinh viên – người đang đi trên cuộc hành trình mới sẽ phải đối mặt với những chi tiêu tài chính. Họ dễ sa đà vào những cuộc chơi, ăn uống, mua sắm,…Họ phải đối mặt với nhiều khoản chi tiêu mà trước đây đều do bố mẹ chi trả. Cũng như, quản lý tài chính cá nhân cũng là một cách sinh viên ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn quản lý hành vi cá nhân, công việc. Quan trọng nhất, quản lý chi tiêu là bước đầu để hội nhập với tương lai chúng ta phải độc lập tài chính.

Vì vậy, trang bị, hình thành cho bản thân về quản lý tài chính cá nhân là cẩm nang sống cần thiết khi còn là sinh viên.

2. Quản lý chi tiêu cá nhân là gì?


Trước hết chúng ta cần hiểu rõ quản lý chi tiêu cá nhân là gì?

Quản lý là những hoạt động của người quản lý đứng đầu ra quyết định, sắp xếp công việc sao cho hợp lý, hiệu quả nhất.

Chi tiêu cá nhân là tài sản cá nhân hay của một hộ gia đình nào đó. Thí dụ: quản lý ngân sách, sổ tiết kiệm, bảo hiểm,…

Vì vậy, chúng ta hiểu đơn giản nhất quản lý chi tiêu cá nhân là những hoạt động quản lý tiền bạc, sắp xếp chi tiêu, lập kế hoạch tiết kiệm dài hạn. Mà đứng đầu đó là bạn – người trực tiếp quản lý chi tiêu sao cho khoa học, hiệu quả nhất.

Quản Lý Chi Tiêu Cá Nhân – Cẩm Nang Sống Dành Cho Sinh Viên

Những vấn đề khi không kiểm soát được chi tiêu của sinh viên

Việc quản lý chi tiêu cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến những hành vi và cả sự thành công của hiện tại và tương lai.

Đối với sinh viên, nếu không kiểm soát chi tiêu sẽ gặp những vấn đề dưới đây:

  • Vấn đề đầu tiên là luôn trong trạng thái thiếu hụt ngân sách. Sinh viên thường đầu tháng tiêu xả rồi nợ nần cuối tháng. Đó là tình trạng chung, bởi vậy lập ra được kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn chi tiêu hợp.
  • Vấn đề thứ 2, không đủ tiền khi xảy ra những chuyện đột xuất. Cuộc sống luôn không lường trước những chuyện sẽ xảy ra. Bởi vậy, nếu bạn có một khoản tiền dự phòng thì việc giải quyết sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Những lợi ích quản lý chi tiêu cá nhân mang lại cho sinh viên

Ngược lại với những vấn đề khi không kiểm soát được quản lý chi tiêu thì sẽ là những giá trị nó mang đến cho sinh viên chúng ta:

Đầu tiên, mang lại một cuộc sống ổn định, cảm giác hạnh phúc.

Thứ hai, phát triển được kỹ năng quản lý tài chính, phân bổ thời gian cho bản thân. Đối với sinh viên, thời gian rất quan trọng, bạn quản lý được chi tiêu cá nhân là đang tiết kiệm được thời gian cho những việc cần làm thay vì chỉ tập trung vào tài chính.

Thứ ba, luôn sẵn sàng, chủ động với những trường hợp khẩn cấp như: bệnh tật, tiền học,…

Ngoài ra, giúp các bạn sinh viên có những dự trù kinh phí cho những dự định trong tương lai. Quan trọng hơn nữa là giúp bạn là chủ tài chính không bị đồng tiền chi phối.

3. Sinh viên cần làm gì để quản lý chi tiêu trở nên hợp lý?


Nguyên tắc quản lý chi tiêu cá nhân


Dưới đây sẽ là những nguyên tắc cực kì đơn giản mà bạn không thể bỏ qua:


  • Nguyên tắc đầu tiên là: Quy tắc 10%

Có nghĩa là chúng ta sẽ không tiêu xả hơn 10% tổng tài sản mà chúng ta đang có cho những sản phẩm không có giá trị lâu dài.

  • Nguyên tắc thứ hai: Quản lý từng chi tiêu nhỏ nhất

Chúng ta hay nghĩ rằng những khoản chi tiêu như tiền gửi xe, hay mua rau,… thường không đáng bao nhiêu nhưng nếu tích góp lại theo thời gian 6 tháng, 1 năm thì cũng là một con số không nhỏ đâu.

  • Nguyên tắc thứ 3: Lên kế hoạch cho tương lai

Việc lên kế hoạch sẽ là động lực giúp chúng ta mở rộng các nguồn thu nhập để đạt được những kế hoạch đề ra.


Một số cách để sinh viên ứng dụng và quản lý chi tiêu cá nhân


Một số cách để sinh viên ứng dụng và quản lý chi tiêu cá nhân


  • Học hỏi kinh nghiệm từ những người am hiểu quản lý chi tiêu cá nhân.
Những người đó có thể là bố mẹ, anh chị, bạn bè… họ biết sử dụng nguồn tài chính hợp lý. Những người thành công họ luôn có hướng đi riêng, không chỉ trong công việc mà còn trong chi tiêu tài chính.

  • Lập kế hoạch tài chính cho những chi tiêu hàng ngày.

Dễ hình dung khi mỗi ngày chúng ta có rất nhiều việc để làm, vậy vì sao bạn không tận dụng nó để thực hành quản lý luôn chứ? Hãy hành động từ khoản chi tiêu nhỏ để làm bước đệm cho những khoản chi lớn hơn.

  • Tận dụng những app quản lý chi tiêu.

Hiện nay trên thị trường có nhiều những ứng dụng quản lý tài chính hay và mang hiệu quả cao. Có thể điểm danh một vài ứng dụng như: Money Lover, HomeBudget, Fast Budget, Level Money, Sổ thu chi Misa,…

  • Tận dụng những thứ miễn phí

Miễn phí không có nghĩa là không tốt, ở đây là bạn hãy tận dụng những thức có sẵn xung quanh bạn. Chỉ cần một chiếc smartphone có internet là bạn đã làm chủ được quản lý tài chính của mình rồi.

Tóm lại, là sinh viên hãy là người tiêu dùng tài chính thông minh.Không phải nhiều tiền thì mới quản lý mà hãy đi từ việc nhỏ nhất. Khi bạn nhiều tiền có nghĩa bạn phải mang lại những giá trị cho xã hội. Vì vậy cẩm nang sống ngay hôm nay là: Hãy quản lý chi tiêu cá nhân.

Nguồn bài viết được chia sẻ từ alyngan.com

Nhận xét