Hình ảnh

Luật kinh tế là gì? Học những gì? Ra trường làm công việc gì?

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thường phát sinh những vấn đề phức tạp liên quan đến pháp lý, chính vì thế hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế phải được quan tâm đảm bảo. Ngành Luật kinh tế theo đó càng phát triển và là lựa chọn của nhiều bạn học sinh. Ngành Luật kinh tế đang trở thành một ngành "hot" thu hút nhiều bạn trẻ theo học bởi đây là ngành học có nhiều cơ hội việc làm và có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Luật kinh tế là gì? Học những gì? Ra trường làm công việc gì?
Luật kinh tế là gì? Học những gì? Ra trường làm công việc gì?


LUẬT KINH TẾ LÀ GÌ ?


Luật kinh tế (tiếng Anh là Economic Law) là ngành thừa hưởng nền tảng từ Luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.


MỤC TIÊU ĐÀO TẠO


Ngành Luật kinh tế cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Trang bị kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý;... để đáp ứng yêu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp.


TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG PHÙ HỢP VỚI NGÀNH


Để theo học và thành công trong ngành Luật kinh tế, bạn cần phải có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Có suy nghĩ thấu đáo, tính trung thực, công bằng và khách quan trong công việc;
  • Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề;
  • Có khả năng phán đoán, tư duy phân tích và logic;
  • Có trình độ ngoại ngữ cao;
  • Có trí nhớ tốt, năng động, sáng tạo, bản lĩnh vững vàng;
  • Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại.


CƠ HỘI VIỆC LÀM


Học ngành Luật kinh tế, khi ra trường bạn có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế;
  • Chuyên viênthực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư;
  • Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp;
  • Nghiên cứu, giảng dạyvề pháp luật kinh tế.

Với các công việc trên, bạn có thể khẳng định năng lực của mình tại:

  • Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội;
  • Cơ quan nhà nước các cấp;
  • Hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý;
  • Các viện nghiên cứu, đơn vị giáo dục.

BẰNG CẤP


Sinh viên tốt nghiệp sẽ được nhận bằng cử nhân Luật kinh tế do Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM – HUFI cấp theo phôi bằng của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Với truyền thống gần 40 năm xây dựng và phát triển, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (HUFI) là trường đại học đào tạo đa ngành, đa bậc học có chất lượng cao. Trong đó, Luật kinh tế là một trong những ngành đào tạo mới của Trường với ưu điểm vượt trội chú trọng đẩy mạnh tính ứng dụng thực tiễn. Bên cạnh đó, Ngành Luật kinh tế được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai, bởi ngành này đang cần nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp các bạn đưa ra được quyết định đúng đắn khi theo học ngành Luật Kinh tế.

Năm 2020, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM tuyển sinh ngành Luật Kinh tế theo 4 phương thức: thứ nhất, kết quả thi tốt nghiệp THPT theo các tổ hợp môn. Thứ hai, điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp môn. Thứ ba, kết quả bài thi ĐGNL ĐHQG-HCM năm 2020. Thứ tư, xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Xét học bạ học sinh giỏi lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12.

Nhận xét