Hình ảnh

HUFI IT - Bộ môn Khoa học Máy tính

1. Nhiệm vụ


Đào tạo cử nhân/kỹ sư CNTT ngành khoa học máy tính. Bộ môn triển khai chương trình đào tạo với chuyên ngành Phân tích Dữ liệu (Data science and analytics).

HUFI IT - Bộ môn Khoa học Máy tính


2. Mục tiêu đào tạo


Sinh viên tốt nghiệp chương trình kỹ sư Khoa học Máy tính đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Có kiến thức cơ bản, chuyên sâu và kiến thức công nghệ mới về Phân tích dữ liệu, Xử lý ảnh và Web & mobile.
  • Có khả năng thiết kế, dựng mô hình thu thập dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu tại doanh nghiệp.
  • Có khả năng thiết kế, triển khai các phần mềm có chất lượng khoa học và công nghệ, các hệ thống xử lý tính toán phức tạp.
  • Có khả năng tự học, nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế của Khoa học máy tính.
  • Có khả năng giao tiếp xã hội, làm việc nhóm; có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để giải quyết các tình huống nghề nghiệp khác nhau.
  • Có trình độ tiếng Anh tốt, giao tiếp, đọc tài liệu chuyên ngành, làm việc với các chuyên gia nước ngoài.

3. Hướng nghiên cứu Khoa học


Máy học và khoa học phân tích dữ liệu:

  • Máy học vector hỗ trợ (Support vector machine).
  • Học sâu (Deep learning).
  • Phương pháp hiển thị dữ liệu nhiều chiều (Multi-dimension features visualization techniques).
  • Xử lý dữ liệu không cân bằng (Unbalanced dataset).
  • Dữ liệu lớn (Big data).
  • Các công nghệ minh họa dữ liệu lớn (Visualization techonology).

Phát triển web & mobile:


  • Xây dựng game, ứng dụng trên nền tảng web & mobile.
  • Xử lý ảnh:
  • Nhận dạng ảnh (Image recognition).
  • Nén ảnh (Image compression).
  • Phân loại ảnh (Image classification).
  • Nhận diện vật thể (Object recognition).
  • Dò tìm vật thể (Object detection).
  • Phân cách vật thể (Object segmentation).
  • Các ứng dụng trong xử lý ảnh y khoa. (Medical image Diagnosis system applications).
  • Phương pháp học sâu trong các tác vụ xử lý ảnh (Deep learning in image processing).

4. Hợp tác của bộ môn trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trường đại học Khoa học Huế, trường đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM, trường đại học Sài Gòn… 


Với các lĩnh vực gồm:

  • Dữ liệu lớn (Big data)
  • Học sâu (Deep learning)
  • Học máy (Machine learning)
  • Khai thác dữ liệu (Data mining)
  • Mạng kết nối vạn vật (Internet of Things)
  • Thị giác máy tính (Computer vision)
  • Truy hồi thông tin (Information retrieval)

5. Đội ngũ giảng viên


Danh sách giảng viên của Bộ môn:


STT
Họ tên GV
Địa chỉ Mail
Học vị
Ghi chú
1
Vũ Thanh Nguyên
nguyenvt@hufi.edu.vn
PGS.TS
Trưởng khoa
2
Văn Thế Thành
thanhvt@hufi.edu.vn
Tiến sĩ
Trưởng phòng QLKH&ĐTSĐH
3
Nguyễn Thanh Long
longnt@hufi.edu.vn
Tiến sĩ
Phó trưởng Khoa
4
Ngô Dương Hà
hand@hufi.edu.vn
NCS
P.Trưởng bộ môn
5
Trần Đình Toàn
toantd@hufi.edu.vn
NCS
 
6
Huỳnh Thị Châu Lan
lanhtc@hufi.edu.vn
Thạc sĩ
 
7
Nguyễn Hải Yến
yennh@hufi.edu.vn
Thạc sĩ
 
8
Dương Thị Mộng Thùy
thuydtm@hufi.edu.vn
Thạc sĩ
 
9
Đinh Nguyễn Trọng Nghĩa
nghiadnt@hufi.edu.vn
Thạc sĩ
 


6. Các bậc đào tạo

  • Đào tạo đại học và sau đại học.

7. Cơ hội nghề nghiệp

  • Cơ hội nghề nghiệp tại các tổ chức và công ty như: VinaGame, GMO Runsystem, TMA, Larion, Global Cyber Soft, FPT software, Đất Việt online, DaiPhat solution, SaiGonLab,...
  • Làm việc với nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu, xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo, xử lý tính toán song song, khai phá dữ liệu, đồ họa máy tính, máy học, máy học chuyên sâu tại các công ty.
  • Làm việc trong các công ty gia công phần mềm cho các thị trường Mỹ, Nhật và Châu Âu.
  • Thiết kế và xây dựng game trên web & thiết bị di động, các ứng dụng cho các thiết bị di động, ứng dụng thương mại điện tử trên nền Web,...
  • Thiết kế và xây dựng các phầm mềm máy tính cho các ngân hàng, các tổ chức tài chính, hành chính và thương mại,...
  • Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng.
  • Giảng dạy, nghiên cứu ở các tổ chức giáo dục, trường học.
  • Vận hành và phát triển hệ thống công nghệ thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có khả năng phát triển bản thân ở các bậc học cao hơn, tham gia đóng góp, phát triển vào ngành nghề được đánh giá là chủ lực của kinh tế Việt Nam thời kỳ mới.

8. Các hoạt động ngoại khóa


Các hoạt động tiêu biểu được tổ chức định kỳ hàng năm như:


  • Tham gia Câu lạc bộ tin học thuộc khoa CNTT.
  • Tham gia câu lạc bộ Deep learning, IoT…
  • Tham gia các hoạt động giao lưu với doanh nghiệp định kỳ mỗi tháng.
  • Tham gia nghiên cứu Khoa học Euréka, cuộc thi Hackathon, nghiên cứu khoa học Bộ Công Thương, nghiên cứu khoa học cấp trường và cấp khoa,…
  • Tham gia seminar về công nghệ mới và kỹ năng nghề nghiệp có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp tại TP.HCM.
  • Tham gia các hoạt động xã hội và các hoạt động chuyên môn trong trường như tham gia các chiến dịch mùa hè xanh, tình nguyện,…

9. Liên hệ

  • LIÊN HỆ: Văn phòng khoa CNTT, tầng 1 dãy nhà B.
  • Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM
  • 140 Lê Trọng Tấn, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Tp.HCM
  • ĐT: 08.38161673 (số lẻ 136) – Fax: 08.38163320
  • Website: http://fit.hufi.edu.vn, Email: itdept@hufi.edu.vn

Nhận xét